Tìm hiểu nghề thiết kế đồ họa hiện nay

Và những ngày sau đó, dù đầu óc tôi có gào thét ‘bỏ cuộc đi’, thì tôi vẫn phải bơi trong đồ án, bài tập lớn, bài tập nhỏ, bài thực hành, bài sáng tạo. Tôi cảm tưởng rằng

Tôi không biết định nghĩa của phần đông mọi người là như thế nào, nhưng với một phần rất nhỏ những người xung quanh tôi, họ đều nghĩ: Thiết kế là ngồi vào máy tính, bật Photoshop lên, và chỉnh sửa ảnh hoặc là ngồi vào máy tính, bật một cái gì đó lên, xếp các chữ, in ra, hết nhiệm vụ.

Tôi quen một anh bạn, anh ấy đang theo học ngành Tiếp thị – Quảng cáo. Một lần nói chuyện anh có than vãn với tôi, rằng: anh học chán lắm, tại sao lại phải học cả làm web, làm phim, làm nhạc. Anh tự trách là tại sao ngày xưa không như tôi, chọn ngành – web, anh thích chụp ảnh, thích làm sao cho ảnh thật đẹp để đem đi khoe, thế là ổn.
Hóa ra, anh vẫn nghĩ nghề của tôi là chỉnh sửa một bức ảnh sao cho lung linh, sao cho thuận mắt, tung lên mạng, được nhiều người khen, nhiều người thích. Tôi bật cười, bảo anh là tôi cũng phải học làm web, làm phim, và nếu anh chỉ cần “một bức ảnh nhiều người like” thì anh không cần phải mất vài năm học để làm gì…

Thiết kế đồ họa đang là một giấc mơ mà nhiều người trẻ tuổi khao khát, tôi nghĩ vậy, vì 4/5 đứa em tôi năm nay thi đại học đều đã hỏi tôi, rằng: “Chị học thiết kế có hay không? Em muốn học ngành ý.”
Dĩ nhiên là tôi không thể trả lời câu hỏi đó.
Ngày hôm nay, tôi có quen nhiều nhân tài nhỏ tuổi, những người có khi chỉ bằng tuổi em tôi thôi nhưng chỉnh sửa ảnh cực kì style và chuyên nghiệp. Có thể do các em được tiếp xúc với công nghệ từ sớm, hoặc các em thực sự có đam mê, điều đó tôi không thể biết hết.
Tôi chỉ biết, tôi thực sự không thể bằng em, vì ‘sáng tạo’ của tôi giờ đã được bó buộc vào từng mục đích marketing, sale hay advertising cụ thể. Nhưng cái cách em tự hào, thậm chí là khoe khoang, và tuyên bố: em giỏi, em sẽ học Thiết kế đồ họa và trở thành Designer giỏi, lúc đó tôi chỉ muốn nói với em rằng: thể loại graphic mà em đang làm, học ngành đấy, tất cả chỉ là đồ bỏ đi, không hề có tác dụng.
Tại sao tôi lại biết, bởi thực chất, tôi cũng cùng một điểm xuất phát như em. Và tôi của ngày hôm nay, đã phải từ bỏ tất cả những điều đó…
Tôi có 4 năm ước mơ, nửa năm đấu tranh với gia đình và 1 năm sống trong điều mà tôi hằng mong muốn. Nhưng ngay ngày đi học đầu tiên, việc duy nhất nảy ra trong đầu tôi chính là: bỏ cuộc.
Tôi vẫn nghĩ rằng với ngành Thiết kế, chỉ cần sáng tạo và đam mê là đủ. Nhưng khi đối diện với hàng chục người có thể sáng tạo hơn tôi, có đam mê hơn tôi, tôi chợt thấy mình thật nhỏ bé và thảm hại. Bài học đầu tiên tôi được học, đó là: sáng tạo phá vỡ nguyên tắc, nhưng đầu tiên cần phải biết nguyên tắc để xác định xem mình phá vỡ cái gì.
Và những ngày sau đó, dù đầu óc tôi có gào thét ‘bỏ cuộc đi’, thì tôi vẫn phải bơi trong đồ án, bài tập lớn, bài tập nhỏ, bài thực hành, bài sáng tạo. Tôi cảm tưởng rằng mình không còn đủ chất xám và ý tưởng để ‘tư duy nghệ thuật’. Tôi phát hiện ra mọi thứ không hề như tôi đã mong đợi hay tưởng tượng, một chút cũng không hề giống.
Mỗi một sự vật, sự việc đều có hay và dở. Và dù bạn có đam mê đến đâu, thì vẫn sẽ có lúc bạn mệt mỏi với niềm đam mê ấy. Chủ yếu là bạn phải tự vật lộn trong bao lâu để thoát khỏi sự suy sụp đó, tin tôi đi, điều đó hiển nhiên không dễ chút nào…
Còn với mấy đứa em của tôi, hôm đấy tôi có hỏi lại: “Mày muốn học thiết kế hay là học Photoshop?”. Nhìn biểu tình của nó tôi cũng hiểu được vài phần, dù sao thì chắc nó cũng không phải là người duy nhất nghĩ như thế.
Sau đó nó có nhờ tôi hãy dạy Photoshop cho nó đi, câu chuyện ý, chắc để nói sau vậy…

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *